Để luận giải một lá số Tử Vi cần rất nhiều yếu tố, người luận giải phải hết sức tinh tế xem xét trong mọi trường hợp có thể và phải dè dặt, suy nghĩ kĩ càng khi đưa ra đáp án. Đối với nhiều trường hợp tương đối dễ luận giải thì có thể cho kết quả ngay. Nhưng nếu gặp những trường hợp khó khăn hơn cần phải suy nghĩ cẩn trọng, đối chiếu các dữ kiện một cách xác đáng mới có thể đưa ra dự đoán.
Các yếu tố cơ bản: các cung, phương vị, ngũ hành....của các cung trong một lá số tử vi |
Để các độc giả và người mới học nắm được cách luận đoán chi tiết một lá số tử vi, chúng tôi sẽ từng bước trình bày tổng quát phương pháp luận giải dựa theo kiến thức của những tiền bối đi trước.
Sau đây sẽ là những điểm cẩn lưu ý trước tiên nhất khi quan sát một lá số tử vi, chuẩn bị cho quá trình luận giải.
Xem thêm:
1. Các thuật ngữ và khái niệm cơ bản trong tử vi
2. Cách xem đại hạn và tiểu hạn trong tử vi
1.1. Yếu tố Thuận lý - Nghịch lý
Thuận lý hay nghịch lý giữa năm sinh với tháng sinh, giữa ngày sinh với giới sinh
Thí dụ: Năm sinh thuộc âm, tháng sinh cũng thuộc âm là thuận, ngày sinh thuộc dương, tháng sinh lại thuộc âm là nghịch. Nếu năm sinh, tháng sinh, ngày sinh và giờ sinh đều thuộc dương cả hay âm thì rất tốt.
1.2. Tương sinh - Tương khắc
Tương sinh hay tương khắc giữa năm sinh với tháng sinh, giữa ngày sinh với giờ sinh
Thí dụ: Năm sinh thuộc Mộc, tháng sinh thuộc Hỏa là năm tháng tương sinh. Ngày sinh thuộc Thủy, giờ sinh thuộc Hỏa là ngày, giờ tương khắc. Nếu năm sinh tháng, tháng sinh ngày, ngày sinh giờ, như năm thuộc Hỏa sinh tháng thuộc Thổ, tháng thuộc Thổ sinh ngày thuộc Kim, ngày thuộc Kim sinh giờ thuộc Thủy, như vậy số rất qúy.
1.3. Tương hợp - Tương phá
Hợp hay phá giữa năm sinh với tháng sinh, giữa ngày sinh với giờ sinh. Cần phải xem Can, Chi của năm, tháng và ngày giờ.
1.4. Bản Mệnh - Cục
Tương sinh hay tương khắc giữa Bản Mệnh và cục
Thí dụ: Kim Mệnh, Thủy Cục là tương sinh, vì Kim sinh Thủy. Nếu ngược lại, Cục sinh Bản Mệnh, như Kim Mệnh, Thổ Cục, cũng được tốt đẹp, nhưng không bằng Bản Mệnh sinh Cục. Bản Mệnh khắc Cục: rất xấu dù toàn thể lá số có tốt chăng nữa, độ số cũng bị chiết giảm một phần.
1.5. Năm sinh - Cung Mệnh
Thuận lý hay nghịch lý giữa năm sinh và cung an Mệnh
Thí dụ: Sinh năm Tý thuộc Dương, an Mệnh tại cung Dần cũng thuộc Dương là thuận lý.
1.6. Chính tinh cung Mệnh
Chính diệu thủ Mệnh (các sao thuộc Tử Vi tinh hệ và Thiên Phủ tinh hệ)
- Miếu địa? Vượng địa? Đắc địa? Hãm địa?
- Có hợp Mệnh không? Sinh Mệnh hay Khắc Mệnh?
Nếu cung an Mệnh không có Chính diệu, gọi là Mệnh vô Chính diệu, cần phải xem đến Chính diệu xung chiếu và trung tinh bàng tinh tọa thủ, hội hợp.
Thí dụ: Kim Mệnh, Chính diệu thủ Mệnh, cũng thuộc Kim là hợp. Kim Mệnh, Chính
diệu thủ Mệnh thuộc Thổ là Chính diệu sinh Mệnh rất tốt. Nếu ngược lại, Kim Mệnh,
Chính diệu thủ Mệnh thuộc Thủy là Mệnh sinh Chính diệu, rất xấu. Kim Mệnh,
Chính diệu thủ Mệnh thuộc Hỏa là Mệnh khắc Chính diệu, lại càng xấu hơn nữa.
1.7. Cung Mệnh - Cung Thân
Tốt hay xấu của Mệnh và Thân. Cân nhắc xem cung an Mệnh và cung an Thân, để biết cung nào tốt cung nào xấu.
1.8. Cung Phúc Đức
Tốt hay xấu của Phúc Đức. Xem cung Phúc Đức có nhiều sao tốt hay có nhiều sao xấu.
1.9. Chính tinh các cung
Vị trí của các Chính diệu trên 12 cung: Miếu địa? Vượng địa? Đắc địa? Hãm địa? Có đúng chỗ không?
(Tài tinh ở cung Tài, Qúy tinh ở cung Quan, Phúc tinh ở cung Phúc,... thế là đúng chỗ).
1.10. Tứ Hóa
Vị trí của Tứ Hóa trên 12 cung: Có được việc không?
(Hóa Quyền ở cung Quan, Hóa Lộc ở cung Tài,... thế là được việc).
1.11. Lục Sát
Vị trí của Lục Sát (Kình, Đà, Hỏa, Linh, Không, Kiếp) trên 12 cung
1.12. Vận hạn
Đại hạn mười năm vận hành trên 12 cung. Xem lần lượt từng đại hạn một, để biết đại hạn nào tốt, đại hạn nào xấu.
(Sưu Tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét